Thứ Ba,ngày 19/03/2024 | 11:32 (GMT+7)
Tìm kiếm:
TÀI TRỢ




THÔNG BÁO
VĂN BẢN MỚI
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ WEBSITE
Số người online: 1
Lượt truy cập: 336526
TIN TỨC » XEM CHI TIẾT
Chính phủ điện tử : Từng bước đã hình thành

Nhận thức được vai trò và xu thế phát triển tất yếu của ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, hướng tới phát triển Chính phủ điện tử, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện mạnh mẽ chủ trương ứng dụng CNTT nhằm cải cách hành chính, hiện đại hoá ở cơ quan chính phủ


 

 Nhận thức được vai trò và xu thế phát triển tất yếu của ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, hướng tới phát triển Chính phủ điện tử, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện mạnh mẽ chủ trương ứng dụng CNTT nhằm cải cách hành chính, hiện đại hoá ở cơ quan chính phủ, xây dựng một Chính phủ hiệu lực, thực sự của dân, do dân và vì dân. Trong thời giam gần đây, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đã ban hành những chính sách, kế hoạch ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước hết sức cụ thể, thiết thực: Tiêu biểu như: Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg, ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008; Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg, ngày 3/12/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường sử dụng Hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg, ngày 31/3/2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009 – 2010. Các kế hoạch có tầm quốc gia này đã được triển khai đồng bộ tại các cơ quan nhà nước và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, tạo tiền đề phát triển Chính phủ điện tử cho giai đoạn mới. Cụ thể: đa số các Bộ, cơ quan nganh Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có những nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Một số mục tiêu hoàn thành khá, đó là: ứng dụng CNTT đảm bảo một số cuộc họp trên môi trường mạng; ứng dụng hệ thống thư điện tử và hệ thống quản lý văn bản và điều hành; triển khai xây dựng các trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp.
 
      Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều hạn chế, ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước chủ yếu quy mô nhỏ, chưa phát huy hết hiệu quả của ứng dụng CNTT. Các hệ thống thông tin chuyên ngành, quy mô quốc gia tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử chưa được triển khai trên diện rộng, ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp còn hạn chế, các trang thông tin điện tử chủ yếu mới cung cấp thông tin, còn ít trường hợp người dân có thể nộp hồ sơ xin cấp phép, đăng ký qua mạng. Với bối cánh như vậy, để triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2011-2015, chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 đã trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt, với mục tiêu tổng quát là:
 
Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử; ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động; cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Để triển khai mục tiêu, nội dung, giải pháp này, chương trình xác định rõ mục tiêu, nội dung, giải pháp và trách nhiệm tổ chức thực hiện cụ thể.
 
Ở Bình Thuận, cùng với cả nước,những năm vừa qua, môi trường chính sách về công nghệ thông tin đã được xây dựng, ban hành. Cụ thể là Nghị quyết 03 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về xây dựng phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; kế hoạch 5269 của UBND tỉnh về việc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết 03 (nói trên) của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Cấp uỷ và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố cũng đã ban hành nghị quyết, kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn của địa phương mình.
 
Ban chỉ đạo CNTT tỉnh đã được củng cố, kiện toàn từ năm 2006 và đã hoạt động tích cực, hiệu quả dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh. Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo là Sở Bưu chính, Viễn thông nay là Sở Thông tin và Truyền thông.
 
Ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước ở các Sở, Ban, Ngành, Địa phương trên toàn tỉnh đã được nhiều kết qủa tốt, đang tạo tiền đề để xây dựng chính quyền điện tử ở Bình Thuận trong giai đoạn mới . Một số ứng dụng đã và đang thực hiện mang lại hiệu quả rõ rệt, cụ thể là: Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được lắp đặt tại UBND tỉnh và 9 huyện, thị xã, hệ thống bảo đảm tốt các cuộc họp thông qua môi trường mạng; Trang thông tin điện tử của tỉnh với tên miền www.binhthuan.gov.vn đã được củng cố cả về nội dung thông tin, hình thức và kỹ thuật, hiện nay đã có trên 10 triệu lượt người truy cập; Hệ thống thư điện tử mới đã đưa vào hoạt động gần một năm nay, với hơn 3000 cán bộ, công chức, viên chức có hộp thư sử dụng, thực hiện đúng theotinh thần Chỉ thị 34 của Thủ tướng chính phủ về sử dụng thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Xây dựng chuyên trang cải cách hành chính trên trang thông tin điện tử của tỉnh, đến cuối năm 2009 đã đảm bảo 60% cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 2 trên Website của tỉnh; Các phần mềm 1 cửa liên thông điện tử, văn phòng điện tử đã và đang thử nghiệm triển khai thí điểm, chuẩn bị cho việc ứng dụng rộng rãi cho các Sở, Ban, Ngành, Địa phương.
 
Tổng quan hiện trạng ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước ở Bình Thuận nói riêng, cả nước nói chung, chúng ta đang thấy Chính phủ điện tử, từng bước đã hình thành./.
 
 

                                                                                                     MINH TUẤN




Các bài viết cùng loại:






 
 
 
 
 
 
Trang: 
/