Thứ Ba,ngày 19/03/2024 | 11:24 (GMT+7)
Tìm kiếm:
TÀI TRỢ




THÔNG BÁO
VĂN BẢN MỚI
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ WEBSITE
Số người online: 1
Lượt truy cập: 336525
HOẠT ĐỘNG HỘI VIÊN » XEM CHI TIẾT
Tỉnh Bình Thuận hướng đến một chính quyền điện tử

Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trên địa bàn toàn tỉnh Bình Thuận


PHẦN THỨ NHẤTHIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Bình Thuận là tỉnh cực nam của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; phía Bắc giáp Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp Đồng Nai, Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông với 192km bờ biển; ngoài khơi có Đảo Phú Quý cách Phan Thiết 120 km.
Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết, cách TP. HCM 198 km và cách TP. Nha Trang 250 km. Quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất nối Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc và Nam đất nước; Quốc lộ 28 nối Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên; Quốc lộ 55 nối Bình Thuận với trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu.
Tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giao lưu thuận lợi với các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và đặc biệt Phan Thiết – Mũi Né nằm trong khu vực được ưu tiên đầu tư phát triển du lịch chung của cả nước, Bình Thuận có nhiều cơ hội để phát triển nhanh kinh tế, tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ và phát triển con người - nguồn nhân lực.
2. Số đơn vị hành chính
Hiện nay Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính và 127 xã, phường và thị trấn bao gồm: Thành phố Phan Thiết (14 phường và 4 xã); Thị xã La Gi (5 phường và 4 xã); Huyện Tuy Phongg ( 2 thị trấn và 11 xã); Huyện Bắc Bình (2 thị trấn và 16 xã); Huyện Hàm Thuận Bắcc (2 thị trấn và 15 xã); Huyện Hàm Thuận Nam (1 thị trấn và 12 xã); Huyện Tánh Linh (1 thị trấn và 13 xã); Huyện Hàm Tân (2 thị trấn và 8 xã); Huyện Đức Linh (2 thị trấn và 11 xã); Huyện đảo Phú Quý (3 xã).
3. Tình hình phát trin kinh tế xã hi tnh Bình Thuận thời kỳ 2001-2010
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng từ 2.171 tỷ đồng năm 2000 lên 4.235 tỷ đồng năm 2005 (giá so sánh 1994), tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 – 2005 là 14,3%. Năm 2010, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) là 8.090 tỷ đồng (giá so sánh 1994), tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 là 12,8%.
Tổng sản phẩm (GDP) bình quân/người (theo giá thực tế) là 2.895.000 đồng/người năm 2000 tăng lên 7.153.000 đồng/người năm 2005 và đạt 17.385.000 đồng/người năm 2010.
Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch khá mạnh: Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 22,6% năm 2000 lên 32,7% năm 2005 và đạt 34,9% năm 2010. Tỷ trọng các ngành dịch vụ, thương mại tăng từ 35,4% năm 2000 lên 36,9% năm 2005 và đạt 44,6% năm 2010. Tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giảm từ 42,0% năm 2000 xuống còn 30,4% năm 2005 và 20,5% năm 2010.
 
4. Tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình Công nghệ thông tin tỉnh
Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Công nghệ thông tin của tỉnh (Ban Chỉ đạo CNTT) do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông làm Phó Trưởng ban; cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo CNTT là Sở Thông tin và Truyền thông. Ban Chỉ đạo CNTT có chức năng tư vấn, đề xuất, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn, tổ chức thực hiện tốt chương trình ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh.
Định kỳ hàng quý, Ban Chỉ đạo CNTT họp để đánh giá công tác ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh; xác định nhiệm vụ, những công việc trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tiếp theo; giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm kịp thời có các giải pháp thực hiện thành công chương trình CNTT của tỉnh;
Phục vụ các cuộc họp BCĐ định kỳ, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo CNTT (Sở TT&TT) tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình CNTT của tỉnh, đưa ra các đề xuất, kiến nghị cho Trưởng Ban Chỉ đạo CNTT xem xét, chỉ đạo; hướng dẫn các sở, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT theo kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo CNTT tỉnh tại các cuộc họp định kỳ và đột xuất của Ban Chỉ đạo CNTT.
5. Tổ chức, hoạt động của Hội Tin học Bình thuận.
Hội Tin học Bình thuận được thành lập theo Quyết định số 2205/QĐ-UBND ngày 27/9/2010 của UBND tỉnh Bình thuận. Hội Tin học Bình thuận là tổ chức tự nguyện, hoạt động trên phạm vi toàn tỉnh, theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự đảm bảo kinh phí hoạt động, tuân thủ pháp luật và điều lệ Hội do UBND tỉnh ban hành. Hội đang quy tụ hơn 70 hội viên từ các sở, ban, ngành, địa phương; Hội có một BCH gồm 7 người là đại biểu ở các cơ quan hành chánh nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Năm 2012, Hội đã và đang tổ chức các Hội thảo về CNTT, Hội thi tin học không chuyên…
 
II. TÌNH HÌNH VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ:
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chương trình ứng dụng và phát triển CNTT trong thời gian qua
- Triển khai thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, ngày 3/12/2001 Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã đề ra Kế hoạch số 07- KH/TU để thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về đẩy mạng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 26/9/2006 về phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin đến năm 2010 và UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch 5269 KH/UBND-TH ngày 1/12/2006 về việc thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 26/9/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
- Các cấp, các ngành đã tổ chức quán triệt Chỉ thị 58/TW, Kế hoạch 07- KH/TU, Nghị quyết 03-NQ/TU, Kế hoạch 5269 KH/UBND-TH đến cán bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành, các đoàn thể, lực lượng vũ trang về vai trò, tác dụng của ứng dụng CNTT, nâng cao nhận thức, vị trí, tầm quan trọng của CNTT trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh; ngày 10/11/2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XII) tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá tình hình 5 năm (2006- 2011) thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU và đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát tiển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin đến năm 2015.
- Trên cơ sở Kết luận của Ban Thường vụ tỉnh ủy (Khóa XII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy (Khóa XI) và thực hiện hiệu quả các chương trình, mục tiêu của Chính phủ về  ứng dụng và phát triển CNTT, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 6035/KH-UBND ngày 26/12/2011 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XI) về phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; Kế hoạch số 1212/KH-UBND ngày 22/3/2011 của UBND tỉnh về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch 5445/KH-UBND ngày 17/11/2011 của UBND tỉnh đưa Bình Thuận trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông đến năm 2020.
 
2. Ứng dụng và phát triển CNTT
2.1. Hạ tầng kỹ thuật
.a)  Phát triển hạ tầng mạng thông tin
- Mạng Internet băng rộng (ADSL) của các nhà cung cấp dịch vụ internet trên địa bàn tỉnh (Viễn thông Bình Thuận, Viễn thông Quân đội, Chi nhánh Viễn thông FPT) đã triển khai cung cấp dịch vụ đến 10/10 trung tâm huyện, thị xã, thành phố; 97/127 xã, phường có đường truyền ADSL đến trung tâm xã. Tổng số thuê bao Internet trên địa bàn toàn tỉnh đạt 49.500 thuê bao, mật độ quy đổi đạt 20 thuê bao/100 dân.
- Mạng Truyền số liệu chuyên dùng do Bưu điện Trung ương xây dựng được đưa vào sử dụng làm mạng diện rộng (mạng WAN) của UBND tỉnh (thay thế mạng MegaWan) nhằm triển khai các ứng dụng dùng chung, Hội nghị truyền hình, Truyền dữ liệu, các ứng dụng chuyên ngành, kết nối mạng riêng ảo (VPN- Virtual Private Network),... đảm bảo khả năng an toàn, bảo mật thông tin, kết nối ổn định, độ sẵn sàng cao, vận hành tin cậy, góp phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, nhà nước, đảm bảo sự chỉ đạo thông suốt, kịp thời, an ninh, an toàn thông từ cấp tỉnh đến các sở, ngành và địa phương; Một số ít đơn vị kết nối mạng theo ngành dọc như: Sở Tài chính, Công an tỉnh, Kho bạc, Sở Y tế....
- Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh đã được đầu tư nâng cấp, hiện có 16 máy chủ được cài đặt các ứng dụng dùng chung của tỉnh như Hệ thống thư điện tử tỉnh, giấy mời họp, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Phần mềm quản lý văn bản và Hồ sơ công việc (đề án 112), phần mềm quản lý cán bộ công chức tỉnh,… và một số ứng dụng khác; được trang bị đường truyền Leased line 3 Mbps (cáp quang) để đảm bảo triển khai, sử dụng ổn định, hiệu quả Hệ thống thư điện tử công vụ, Cổng thông tin điện tử tỉnh,...; duy trì kết nối ổn định với 34 đơn vị trong tỉnh và các đường truyền kết nối với Trung ương; Trung tâm Tích hợp dữ liệu được trang bị một số thiết bị đạt chuẩn về mặt công nghệ để đảm bảo an ninh, bảo mật thông tin và chống sự tấn công phá hủy dữ liệu bất hợp pháp như thiết bị tường lửa (Firewall) Cisco ASA 5520, 5510; bộ định tuyến dữ liệu Cisco router 2600,...Phòng đặt thiết bị tại Trung tâm THDL: Trang bị hệ thống chống sét trực tiếp và chống sét lan truyền trên hệ thống mạng, hệ thống báo cháy tự động.
- Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến phục vụ các cuộc họp trực tuyến giữa Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương với tỉnh; giữa tỉnh với các Huyện, thị xã, thành phố.
b) Hạ tầng CNTT trong các cơ quan nhà nước
- Toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đã được trang bị máy tính đáp ứng nhu cầu công việc. Tỷ lệ máy tính/CBCC: cấp tỉnh đạt 1 máy/CBCC-VC; cấp huyện đạt 0,7-1 máy/CBCC-VC.
- 100% cơ quan có mạng nội bộ (LAN), kết nối Internet băng rộng. Hệ thống mạng LAN tại các Sở ngành cơ bản ổn định, 100% máy tính được kết nối vào mạng LAN và truy cập Internet băng rộng. Hệ thống mạng LAN tại cấp Huyện hoạt động chưa đồng bộ, chủ yếu hoạt động tại Văn phòng HĐND &UBND, chưa kết nối đến các phòng ban trực thuộc. 6/10 huyện, thị xã, thành phố đã có 100% UBND xã, phường, thị trấn có kết nối Internet băng rộng.
- Các cơ quan chuyên môn của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã kết nối vào mạng WAN của tỉnh.
c) Hạ tầng CNTT trong Giáo dục
Hiện nay, toàn ngành Giáo dục của tỉnh có khoảng 5.148 máy trạm, 114 máy chủ. Trong đó, số lượng máy tính để bàn các cấp học: cấp mầm non: 326 máy, cấp Tiểu học: 1.501 máy, cấp Trung học cơ sở: 1.486 máy, cấp Trung học phổ thông: 1.835 máy. Có 114/605 trường có phòng máy vi tính phục vụ cho giảng dạy, chiếm 18,84%.
- Hạ tầng máy tính trong các trường trung học phổ thông được trang bị khá tốt, bước đầu đảm bảo được chất lượng dạy và học về CNTT của giáo viên và học sinh trong trong nhà trường. Với tỷ lệ 100% các trường có máy tính; 100% các trường kết nối mạng Internet và mạng LAN;  Có 379/605 trường có trang bị máy chiếu (Projector), chiếm 63% phục vụ cho công tác dạy và học của giáo viên và học sinh các trường.
- 100% các cấp trường học có kết nối Internet. Việc kết nối Internet đã giúp cho các giáo viên ở các ngành học, bậc học có điều kiện trau dồi kiến thức, nắm bắt thông tin hữu ích kịp thời và nhanh chóng; thuận lợi cho việc trao đổi thông tin và chuyển công văn, tài liệu thông qua hệ thống thư điện tử.
Tuy nhiên, do máy tính được đầu tư trang bị trong thời gian dài nên một số máy đã bị hỏng hóc, cấu hình thấp, tốc độ xử lý chậm. Trong thời gian tới cần đầu tư nâng cấp máy tính trong các trường trung học phổ thông, và trang bị thêm phòng máy, kết nối mạng LAN cho các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh.
d) Hạ tầng CNTT trong Y tế
Khối Bệnh viện
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 Bệnh viện, 100% các đơn vị có máy tính, (với tổng số 450 máy tính), đạt tỷ lệ: 5 người/máy tính, trung bình khoảng 30 máy tính/đơn vị. Tuy nhiên, số máy tính/khoa khám bệnh hiện vẫn chiếm tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng đủ cho việc khám và chữa bệnh. 100% đơn vị kết nối mạng LAN và kết nối Internet; 9/15 đơn vị trang bị máy chủ;
Khối Cơ sở y tế khác
         Gồm có 179 cơ quan, đơn vị, trong đó:12 cơ quan tuyến tỉnh (các Trung tâm và Chi cục); 10 trung tâm Y tế, 10 phòng Y tế,  10 Trung tâm dân số huyện – thị xã – thành phố; 10 Phòng khám đa khoa khu vực và 127 trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- 100% các đơn vị có máy tính, với tổng số 744 máy tính/179 đơn vị, trung bình khoảng 4 máy/đơn vị. Trong đó khối các cơ quan tuyến tỉnh, các trung tâm, các phòng y tế,… trung bình có khoảng 7 máy tính/đơn vị; riêng 127 trạm y tế xã, phường, thị trấn có khoảng 2 máy tính/đơn vị.
- 100% đơn vị kết nối mạng LAN và kết nối Internet (riêng 127 trạm y tế xã, phường, thị trấn có kết nối mạng Internet đạt 90%); 6/179 đơn vị trang bị máy chủ.
Hạ tầng CNTT trong doanh nghiệp: e)
- Tình hình đầu tư trang thiết bị CNTT của các Doanh nghiệp còn yếu, trong tổng số 1.060 doanh nghiệp có 802 doanh nghiệp (chiếm 75,7%) có trang bị máy tính, trung bình là 4 máy/1 doanh nghiệp; vẫn còn 258 doanh nghiệp (chiếm 24,3%) chưa trang bị máy vi tính; Kết nội mạng Internet: Có 582 doanh nghiệp (chiếm 55%) có kết nối Internet; 290 doanh nghiệp (chiếm 23,7%) có nối mạng nội bộ.
          2.2. Ứng dụng CNTT
a) Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước:
-  Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh:
Các sở, ngành và địa phương đã triển khai sử dụng hộp thư điện tử công vụ thống nhất trong toàn tỉnh với tên miền ...@binhthuan.gov.vn . 100% CBCC cấp tỉnh, khoảng 90% CBCC cấp huyện được cấp tài khoản thư điện tử công vụ; hệ thống thư điện tử công tụ tỉnh đã triển khai đến xã, phường, thị trấn và truy cập vào hệ thống qua môi trường mạng Internet;
- Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử
Cổng thông tin điện tử tỉnh (binhthuan.gov.vn) tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ, cung cấp tới người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất trên nền tảng web. Nội dung thông tin được đăng tải trên Cổng thông tin của tỉnh là các thông tin tổng quan về tỉnh; thông tin tuyên truyền, phổ biến; thông tin thời sự trong tỉnh; tin tức hoạt động của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, địa phương; thông tin về lãnh đạo tỉnh; một số ứng dụng đã được tích hợp trên cổng như: dịch vụ hành chính công trực tuyến cấp độ 2, 3, hệ thống mời hợp, tiếp nhận và công khai về khiếu nại tố cáo,...;  liên kết tích hợp các trang thông tin điện tử thành viên (subportal) của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã; Cổng thông tin điện tử tỉnh góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; công khai hoạt động chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
-  Hệ thống một cửa điện tử liên thông
Hệ thống phần mềm một cửa điện tử liên thông được triển khai thí điểm có hiệu quả tại huyện Hàm Thuận Bắc vào cuối năm 2011, vận hành thông suốt từ Bộ phận “Một cửa” thuộc Văn phòng HĐND&UBND huyện đến các phòng, ban: Lao động TBXH, Tư pháp, Kinh tế và Hạ tầng, Tài chính – Kế hoạch, Tài nguyên&MT, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất,... và liên thông từ Văn phòng “Một cửa” của các xã, phường, thị trấn lên “Một cửa” huyện.
Ứng dụng phần mềm “Một cửa điện tử” bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực; thực sự góp phần nâng cao năng suất, chất lượng công việc, từng bước tạo sự đổi mới về phương thức, phong cách, lề lối làm việc ở cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp huyện. Với các chức năng phần mềm, giúp cán bộ, công chức dễ dàng tra cứu, theo dõi quá trình luân chuyển hồ sơ và tạo điều kiện cho việc thống kê, báo cáo.
Tỉnh đang tiếp tục triển khai nhân rộng đến 9 huyện, thị xã, TP còn lại. (năm 2012 triển khai 6 đơn vị, năm 2013 triển khai 3 đơn vị cuối)
-  Phần mềm “Chương trình tra cứu, công khai kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên internet”
Phần mềm “Chương trình tra cứu, công khai kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên internet” được tích hợp trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận; Các Sở, ngành và địa phương trong tỉnh thực hiện việc cập nhật, công khai kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên Internet, tạo điều kiện để tổ chức, công dân trong và ngoài tỉnh khiếu nại, tố cáo, tra cứu biết được các vụ việc của mình đã được cơ quan có thẩm quyền nào giải quyết, quá trình giải quyết như thế nào, qua đó giám sát quá trình giải quyết vụ việc của cơ quan có thẩm quyền, hạn chế việc đi lại của công dân có khiếu nại, tố cáo
- Một số phần mềm chuyên ngành khác:
Cập nhật, phổ biến hệ thống văn bản pháp quy; mời họp qua mạng; Phần mềm in giấy phép lái xe; phần mềm quản lý công tác cải tạo xe cơ giới; phần mềm quản lý giấy phép lái xe bị vi phạm; phần mềm quản lý phương tiện thủy nội địa; Phần mềm Quản lý CBCC của Bộ Nội vụ ; ...
b) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp (G2C,G2B):
- Cổng thông tin điện tử (Portal) tỉnh Bình Thuận đã được đầu tư và đưa vào hoạt động, tạo được một số kênh giao tiếp giúp cho người dân và doanh nghiệp có điều kiện tham gia xây dựng chính quyền, thực hiện các nhu cầu về thủ tục hành chính thuận lợi như: các chuyên mục góp ý kiến của người dân, dịch vụ hành chính công trực tuyến,  công khai khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng,…các chủ trương, cơ chế chính sách, quy hoạch, pháp luật đã được cập nhật, công khai kịp thời, khá đầy đủ giúp cho việc tìm hiểu, chấp hành của người dân và doanh nghiệp được tốt hơn.
- Website cải cách thủ tục hành chính đã được xây dựng và đưa vào hoạt động (http://cctthc.binhthuan.gov.vn). Công bố và cập nhật 1.337 thủ tục hành chính công mức độ 2 của các cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã và 02 dịch vụ hành chính công mức độ 3. Người dân và doanh nghiệp có thể tra cứu các quy trình thủ tục hành chính đầy đủ, nhanh chóng thông qua Website này.
- Việc triển khai phần mềm một cửa điện tử liên thông tại một số đơn vị cấp huyện và triển khai nhân rộng cho các đơn vị còn lại trong thời gian tới nhằm đưa việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
c) Ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo
Ngành giáo dục đã triển khai tốt việc ứng dụng CNTT phục vụ giảng dạy; đội ngũ giáo viên các trường đã tích cực xây dựng giáo án điện tử, bài giảng điện tử; giờ dạy của giáo viên giỏi đều sử dụng phương tiện hỗ trợ trong đó có ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, số tiết học sử dụng giáo án điện tử vẫn còn ít và tương đối mới với học sinh.
Hầu hết các phòng giáo dục và đào tạo, các trường học trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy và học đối với các môn học trong trường học;  sử dụng các phần mềm văn phòng, phần mềm kế toán MISA,phần mềm quản lý thư viện V.EMIS,phần mềm quản lý đào tạo (quản lý học sinh – sinh viên) EMIS, phần mềm quản lý cán bộ - Giáo viên PMIS.
          Đã triển khai và đưa vào sử dụng các cơ sở dữ liệu phục vụ việc quản lý và giảng dạy. 100% cán bộ cấp phòng, Sở và trường học thực hiện chương trình EMIS để trích xuất dữ liệu báo cáo kết quả học tập của học sinh – sinh viên; 100% trường học, Phòng Giáo dục thực hiện chương trình PMIS để quản lý cán bộ, giáo viên.
Ngoài ra, việc gửi nhận thông tin qua mạng Internet trong ngành giáo dục của tỉnh cũng được triển khai tốt. Có 605 (100%) đơn vị trường học có máy vi tính và ứng dụng chương trình EMIS, PMIS, V.EMIS.
Trong thời gian tới, Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với Viettel Bình Thuận để triển khai hệ thống chương trình quản lý nhà trường SMAS cho 605 cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
d) Ứng dụng CNTT trong y tế
Các đơn vị trong ngành đã triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của đơn vị. Việc triển khai ứng dụng CNTT đã tạo ra một phong cách làm việc mới trong ngành Y tế, hỗ trợ cho việc quản lý điều hành, cải thiện được điều kiện làm việc cho các cán bộ làm công tác thống kê trong ngành.
Hiện có 9/15 bệnh viện có phần mềm quản lý Bệnh viện, đáp ứng được nhu cầu quản lý của bệnh viện theo quy trình khép kín, phục vụ tốt hơn cho người dân. Hiện nay Sở Y tế đang triển khai phần mềm "Quản lý báo cáo thống kê ngành Y tế" nhằm thực hiện tốt việc thông tin báo cáo, quản lý, cung cấp số liệu trong ngành y tế được nhanh chóng, báo cáo kịp thời cho Lãnh đạo các cấp trong ngành.
Website của ngành (ytebinhthuan.gov.vn) cung cấp thông tin kịp thời, e-mail nội bộ phục vụ tốt cho chỉ đạo điều hành trong ngành.
e) Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đầu tư cho ứng dụng CNTT vào quản lý sản xuất kinh doanh (ứng dụng vào quản lý kế toán, nhân sự, tiền lương, thuế...), chú trọng tới việc khai thác ứng dụng cơ bản của thương mại điện tử (TMĐT). 41,1% doanh nghiệp sử dụng e-mail cho mục đích kinh doanh.
- Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ địa phương tham gia cổng Thương mại điện tử quốc gia (ECVN) để tiếp thị sản phẩm, giao dịch, kinh doanh trên mạng và có 11 doanh nghiệp tham gia; Tham gia diễn đàn giao thương SBMF của Cục xúc tiến Thương mại – Bộ Công thương với 05 doanh nghiệp.
- Thanh toán điện tử: Việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ qua các website TMĐT được ứng dụng khá phổ biến đối với một số hàng hóa, dịch vụ như vé máy bay, dịch vụ du lịch, điện thoại di động, máy tính, hoa tươi… Phương thức thanh toán và giao hàng cũng được các doanh nghiệp thực hiện rất linh hoạt, đáp ứng hầu hết các yêu cầu của người mua từ thanh toán trực tuyến, chuyển khoản sau khi đặt hàng cho đến thanh toán khi nhận hàng.
- Hiện trạng phát triển thương mại điện tử:
+ Tuy hầu hết các doanh nghiệp lớn trên địa bàn đã có website nhưng đa số các website mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin cơ bản về doanh nghiệp và sản phẩm chứ chưa thực sự là công cụ tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp.
+ Việc giao ký kết hợp đồng và thanh toán trực tuyến trong TMĐT chưa thực hiện do thiếu hạ tầng CNTT cần thiết và khung pháp lý thích hợp, bên cạnh đó nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng TMĐT còn thiếu và chưa đủ trình độ đáp ứng nhu cầu.
+ Ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp chưa cao, hiện có 8 doanh nghiệp (chưa đến 1%) đang tham gia các sàn giao dịch TMĐT (chủ yếu là sàn trong nước).
f) Ứng dụng CNTT trong ngành tài chính, ngân hàng, tài nguyên, môi trường:
- Ngành tài chính:cùng với các tỉnh, thành trong cả nước, cơ quan tài chính, thuế và kho bạc nhà nước tỉnh Bình Thuận đã triển khai sử dụng hệ thống TABMIS (tên gọi tắt của dự án Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) của Bộ Tài chính, giúp cho việc quản lý và điều hành ngân sách trở nên minh bạch, linh hoạt và hiệu quả;
Cục Thuế Bình Thuận đã tăng cường đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nội bộ ngành để phục vụ ngày một tốt hơn đối với người nộp thuế. Hiện có 30 ứng dụng đã triển khai, trên mô hình 3 lớp oracle/webphere theo hướng tập trung dữ liệu; đã triển khai chương trình kê khai thuế qua mạng (www.kekhaithue.gdt.gov.vn) nhằm thực hiện cải cách hành chính thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, giảm chi phí về thời gian và thủ tục giấy tờ trong việc khai thuế, nộp thuế, dảm bảo thông tin và số liệu khai thuế của NNT được gửi đến cơ quan thuế một cách nhanh chóng, chính xác, không sai sót, nhầm lẫn;
- Ngân hàng: Hầu hết các ngânhàng đã xây dựng cơ sở dữ liệu. 100% các đơn vị được trang bị phần mềm chuyên dụng quản lý ngân hàng như: các gói phần mềm TCBS, T24 CoreBank, SIBS, …. Các phần mềm này đã hỗ trợ tối đa cho các hoạt động tác nghiệp của hệ thống ngân hàng như: thanh toán quốc tế, quản lý khách hàng, chuyển tiền điện tử liên ngân hàng, chuyển tiền điện tử nội bộ, Thanh toán qua thẻ, Tra cứu số dư tài khoản, tỉ giá, lãi xuất. 100% các ngân hàng đều có website. Các ngân hàng đều tích cực nâng cấp cơ sở hạ tầng tham gia thương mại điện tử, giao dịch qua mạng với khách hàng.
- Ngành tài nguyên, môi trường:
Từ năm 2002, ngành tài nguyên và môi trường đã ứng dụng các phần mềm để quản lý và xử lý tác nghiệp, gồm phần mềm GIS: MicroStation, Mapinfo, ViLIS, bộ phần mềm ELIS, ArcGIS, phần mềm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các phần mềm quản lý tư liệu như: phần mềm quản lý tư liệu trắc địa, phần mềm lưu trữ hồ sơ GeoData; phần mềm phục vụ kiểm kê, thống kê đất đai TK05; các phần mềm chuyển đổi hệ tọa độ như GeoTool, Maptrans; Hệ thống các loại máy móc phục vụ cho công tác đo đạc.
 
3 . Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT
          3.1. Nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan Nhà nước
- Nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước đã được các đơn vị quan tâm tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn nâng cao chuyên môn. Đến năm 2011, toàn tỉnh có 158 cán bộ chuyên ngành về lĩnh vực CNTT. Trong đó: 02 thạc sỹ, 59 đại học, 33 cao đẳng và 64 trung cấp và hơn 1.500 CBCC có chứng chỉ A, B về tin học. Các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện đã bố trí biên chế cán bộ quản trị hệ thống mạng CNTT, bước đầu đã tham mưu tốt cho các cấp lãnh đạo để chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước.
- Trong thời gian qua, tỉnh đã tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn CNTT cho các đối tượng là Lãnh đạo (CIO), cán bộ công chức, đặc biệt quan tâm đối tượng là quản trị mạng thuộc cơ quan Nhà nước từ tỉnh đến huyện, nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC và quản lý, điều hành.
 
3.2. Nguồn nhân lực CNTT trong Giáo dục
- Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, hiện có 3 trường Đại học, Cao đẳng (Đại học Phan Thiết, Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận, Cao đẳng Nghề Bình Thuận có đào tạo chuyên ngành CNTT với số lượng sinh viên là 366 (86 Đại học, 277 Cao đẳng)
- Ngoài ra, còn có 27 trường THPT (tỉ lệ 100%); 53 trường THCS (tỉ lệ 42,7%); 45 trường tiểu học (tỉ lệ 16%) có giảng dạy về tin học. Hiện chưa có các cơ sở liên kết đào tạo CNTT, chưa đào tạo được nguồn nhân lực CNTT có trình độ Quốc tế.
Nhìn chung cơ sở đào tạo CNTT và năng lực đào tạo CNTT của Bình Thuận hiện vẫn còn yếu so với mặt bằng chung của cả nước. Việc đào tạo tin học ở các cơ sở này hiện tại chưa có sự quản lý chặt chẽ về chất lượng đào tạo, chất lượng giáo viên, cũng như chất lượng của học viên chưa được quan tâm.
Toàn ngành Giáo dục trong tỉnh có 19.323 người, trong đó có trình độ đại học CNTT là 119 người (0,61%), cao đẳng 147 người (0,76%), mỗi trường Trung học phổ thông và Trung tâm giáo dục thường xuyên có 1-2 giáo viên tin học (có trường chưa có giáo viên tin học).
Như vậy, số lượng giáo viên có trình độ về CNTT vẫn còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu nên trong thời gian tới cần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho giáo viên các trường phục vụ ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy.
 
3.3. Nguồn nhân lực CNTT trong Y tế
- Theo số liệu khảo sát tại một số Bệnh viện và trung tâm y tế đều có người biết và sử dụng được máy tính ở các cấp độ khác nhau. Toàn ngành Y tế của tỉnh có khoảng 4200 người, trong đó có trình độ đại học CNTT là 8 người, cao đẳng 15 người, trung cấp 10 người.
- Trong số 15 bệnh viện được khảo sát với tổng số 15 cán bộ làm công tác quản lý và điều trị, trong đó chỉ có 2/3 cán bộ biết sử dụng và có thể triển khai ứng dụng CNTT; hầu hết các bệnh viện đều có cán bộ chuyên trách CNTT.
- Trong số lượng 10 phòng y tế và trung tâm y tế được khảo sát, hiện có 03 cán bộ, trong đó, có 2/3 cán bộ biết sử dụng và có thể triển khai ứng dụng CNTT; chưa có đơn vị nào có bộ phận chuyên trách CNTT.
- Đa số lãnh đạo, cán bộ công chức đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc ứng dụng CNTT nhưng vẫn còn một số ít cán bộ, công chức còn nhận thức hạn chế về vai trò của CNTT.
Trong thời gian tới cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức ứng dụng CNTT cho các bác sỹ, y tá tại các bệnh viện và trung tâm y tế, phục vụ nhu cầu khám và chữa bệnh.
 
3.4. Nguồn nhân lực CNTT trong các doanh nghiệp
    - Hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu nhân lực chuyên môn về CNTT và Thương mại điện tử. Có 56 doanh nghiệp trong tổng số 802 doanh nghiệp có máy vi tính có nhân viên chuyên trách về CNTT và TMĐT với số lượng là 87 người, bình quân mỗi doanh nghiệp trên chỉ có từ 1-2 nhân viên chuyên trách.
- Nhìn chung, nguồn nhân lực CNTT trong các doanh nghiệp CNTT và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khác vẫn còn yếu, hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
Trong thời gian tới cần đào tạo cơ bản về CNTT và nâng cao năng lực sử dụng các ứng dụng CNTT, thương mại điện tử cho lãnh đạo, cán bộ và nhân viên tại các doanh nghiệp. Phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTTcho các doanh nghiệp,  phục vụ nhu cầu ứng dụng CNTT.
 
4. Hiện trạng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
Công nghiệp phần cứng: Công nghiệp phần cứng chưa thực sự hình thành. Về trình độ công nghệ sản xuất: công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, máy tính và các sản phẩm phụ trợ chưa có. Về thị trường tiêu thụ: mới chỉ có các doanh nghiệp kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ các sản phẩm CNTT, cài đặt, lắp ráp các thiết bị phần cứng với quy mô nhỏ.
Công nghiệp phần mềm: Công nghiệp phần mềm của tỉnh hầu như chưa phát triển. Hiện nay, có rất ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gia công phần mềm. Các doanh nghiệp CNTT chỉ tham gia hoạt động dịch vụ thương mại trung gian, bảo trì là chủ yếu.
Công nghiệp nội dung và dịch vụ: Công nghiệp nội dung chưa phát triển. Các dịch vụ nội dung số chưa cung cấp được đến người dân.
- Hầu hết các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với năng lực còn hạn chế, các doanh nghiệp CNTT chỉ có thể đáp ứng được những đơn hàng nhỏ, lẻ; chưa đủ khả năng thực hiện những dự án lớn, đặc biệt là năng lực tư vấn, cung cấp các giải pháp tổng thể, chưa đủ mạnh để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, hoạt động và quy mô phát triển ngành công nghiệp CNTT của tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu triển khai, phát triển ứng dụng CNTT phục vụ phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh.
Trong thời gian tới cần thu hút đầu tư các nguồn vốn trong và ngoài nước phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là công nghiệp phần cứng và công nghiệp phần mềm. Nhằm trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn phát triển bền vững, tăng trưởng cao, ổn định, định hướng vào xuất khẩu; tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.
 
5. Công tác đầu tư phát triển công nghệ thông tin
Tổng kinh phí đầu tư tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh trong các năm từ 2006 - 2011 là 40.959 triệu đồng, được bố trí từ nguồn vốn ngân sách Trung ương (4.159 triệu đồng) và ngân sách địa phương (36.800 triệu đồng).
 
 
 
 
 
 
Bảng Phân kì đầu tư tại các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh
Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm
Mức đầu tư
Kinh phí đã cấp
Trung ương
Địa phương
Tổng
Trung ương
Địa phương
Tổng
2006
 
5.000
5.000
 
5.000
5.000
2007
2.500
5.200
7.700
2.499
5.200
7.699
2008
1.100
6.700
7.800
1.100
6.700
7.800
2009
260
5.500
5.760
260
5.000
5.260
2010
300
6.400
6.700
300
4.900
5.200
2011
 
10.000
10.000
 
10.000
10.000
Tổng
4.160
38.800
42.960
4.159
36.800
40.959
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các Sở, ngành, các địa phương cung cấp

 
III. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT.
1. Kết quả đạt được:
Trong thời gian qua, Chính quyền các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh đã quan tâm và có nhiều cố gắng trong việc triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động của đơn vị mình; tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong ứng dụng CNTT, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cơ quan Nhà nước từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
CNTT đã được ứng dụng khá rộng rãi trong các cơ quan  quản lý hành chính nhà nước, trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Bước đầu đã triển khai được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành như Hệ thống thư điện tử của tỉnh, phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc ở một số cơ quan, đơn vị; xây dựng được hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông, kết nối Internet, kết nối mạng LAN, mạng WAN cho các cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Đặc biệt một số đơn vị khối Sở, Ngành đã được trang bị hệ thống máy chủ , trang bị các phần mềm bảo mật, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Hạ tầng công nghệ thông tin trong giáo dục đã được đầu tư tương đối, đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học của giáo viên cũng như học sinh trong các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
Khối doanh nghiệp bước đầu đã nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của CNTT nên đã đầu tư khá quy mô cho xây dựng hạ tầng CNTT, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực ngân hàng, bưu chính viễn thông.
Dưới góc nhìn khách quan, Hội Tin học Bình thuận nhận xét một số hạn chế:
- Việc ứng dụng CNTT của tỉnh Bình Thuận chưa gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chưa phát huy vai trò động lực của CNTT. Tin học hóa công tác quản lý nhà nước chưa đi đôi với cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử ở địa phương. Ứng dụng CNTT trong dịch vụ hành chính công và phục vụ cải cách hành chính còn rất hạn chế, hệ thống các dịch vụ công trên cổng thông tin điện tử của tỉnh mới chỉ có 3 dịch vụ mức giao dịch trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Việc triển khai các phần mềm dùng chung trên mạng còn gặp nhiều khó khăn, các phần mềm tác nghiệp khác một mặt chưa được quan tâm đầu tư một cách bài bản, mặt khác nếu có thì cũng chưa phát huy được tác dụng do thiếu các cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành theo từng lĩnh vực. Các cơ quan chưa thật sự kiên quyết gắn việc ứng dụng và phát triển CNTT để đổi mới lề lối làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
- Các đề án, chương trình, dự án trọng điểm theo Đề án ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh chưa được triển khai nhanh theo đúng tiến độ do hạn chế về vốn đầu tư.
- Hạ tầng CNTT mới chỉ được đầu tư ban đầu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh, thiếu tính đồng bộ, đối với cấp xã, phường hạ tầng còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT, thiếu máy tính, tỷ lệ kết nối mạng LAN, mạng Internet thấp; Chưa xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh, các thông tin dưới dạng điện tử còn nghèo nàn và chưa được đổi mới theo hướng đa dạng, thiết thực, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đất đai, quy hoạch, quản lý hạ tầng kỹ thuật và phát triển đô thị,...
- Tại các trường trung học cơ sở và tiểu học, việc đầu tư cho CNTT vẫn chưa đáp ứng tốt cho việc dạy và học môn tin học của cả giáo viên và học sinh.
- Hệ thống cơ chế, chính sách, các quy định về triển khai ứng dụng CNTT, thu hút nguồn nhân lực CNTT của tỉnh chưa đầy đủ và chưa thống nhất.
- Nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan Nhà nước hiện vẫn còn hạn chế, chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT không cao, vì thế chưa có định hướng, sáng tạo trong ứng dụng và phát triển CNTT. Chưa có kế hoạch tổng thể đào tạo nguồn nhân lực CNTT.Thiếu cán bộ quản lý, định hướng CNTT(CIO) có năng lực, chuyên gia đầu ngành, nhân lực CNTT chất lượng cao. Năng lực tổ chức quản lý, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực CNTT còn nhiều hạn chế; Nguồn nhân lực CNTT trong các doanh nghiệp còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, cần đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về CNTT đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh.
- Các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác do quy mô, lĩnh vực hoạt động chiến lược kinh doanh nên vốn đầu tư cho CNTT chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
- Công nghiệp CNTT chưa phát triển, chưa có các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp máy tính, phát triển phần mềm và công nghiệp nội dung số. Kinh phí đầu tư cho phát triển công nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh hầu như chưa có, kinh phí Trung ương hỗ trợ rất ít không đáp ứng được yêu cầu cho các bước chuẩn bị đầu tư.
- Kinh phí đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT chưa được phân bổ theo mục lục ngân sách hàng năm. Từ năm 2005 đến nay chỉ đầu tư theo nguồn vốn sự nghiệp, theo các ngành dọc và các doanh nghiệp… còn đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước rất ít.
 
 
 
 
PHẦN THỨ HAI
PHƯƠNG HƯỚNG , NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ Ở BÌNH THUẬN
I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU.
Trên cơ sở hiện thực của năm 2012, Hội Tin học tỉnh đề xuất phương hướng và một số nhiệm vụ cụ thể:
            * Đến năm 2015:
Đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng CNTT cho 100% cơ quan, đơn vị Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã/phường. Nâng cấp mạng LAN và kết nối WAN cho các Sở, ngành và địa phương nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực điều hành quản lý của các cơ quan. Trang bị đồng bộ các phần mềm ứng dụng cho các đơn vị để chuẩn hóa các quy trình công tác, nghiệp vụ trong hệ thống các cơ quan  Nhà nước của tỉnh.
Cổng thông tin điện tử tỉnh đảm bảo cung cấp đầy đủ các thủ tục hành chính công có các biểu mẫu cụ thể và xây dựng được các dịch vụ công tối thiểu đạt mức giao dịch trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Hoàn thành, triển khai và nâng cấp cơ sở dữ liệu và các hệ thống thông tin quản lý các ngành phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong các cơ quan Đảng và Nhà nước tới tận các cấp xã, phường, trong doanh nghiệp và thương mại.
Hệ thống thư điện tử được mở rộng cho hầu hết cán bộ công chức cấp cấp xã/phường đảm bảo tốt quá trình trao đổi thông tin qua mạng. Mở rộng và phát triển hệ thống quản lý văn bản điện tử tại hầu hết cơ quan, đơn vị các cấp.
*Đến năm 2020:
Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT đến 100% các cấp xã/phường đảm bảo hiện đại, đồng bộ, đáp ứng đủ mọi yêu cầu đời sống kinh tế xã hội.
Ứng dụng CNTT rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, an ninh, quốc phòng và đối ngoại.
Xây dựng và nâng cấp hệ thống dịch vụ hành chính công tích hợp trên cổng thông tin điện tử của tỉnh. Thực hiện cung cấp các dịch vụ công mức 3, phục vụ cho người dân và doanh nghiệp với chất lượng và hiệu quả cao.
Tin học hóa được tất cả các quy trình nghiệp vụ trong hoạt động cơ quan Nhà nước, xây dựng thành công Chính quyền điện tử, mọi công dân đều có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ hành chính công, một cửa giao tiếp với các cơ quan Nhà nước.
Tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có website và tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử.
Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành một ngành kinh tế mạnh, tăng trưởng cao, làm nền tảng cho sự phát triển chung và là hạt nhân thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
 
II. NHIỆM VU, GIẢI PHÁP .
Để sớm hình thành một chính quyền điện tử ở Bình thuận, Hội tin học tỉnh mạnh dạn đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.
 
1. Nhiệm vụ.
1.1. Phát triển nguồn nhân lực CNTT
a) Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước
- Tập trung thực hiện công tác xây dựng phát triển và đào tạo, bồi dưỡng về CNTT; bảo đảm các cơ quan, đơn vị từ cấp huyện trở lên đều có đội ngũ cán bộ chuyên trách được đào tạo và có trình độ chuyên nghiệp về CNTT.
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về quản trị hệ thống mạng, an ninh mạng; quản lý triển khai, vận hành hệ thống CNTT cho CBCC chuyên trách về CNTT. Có cơ chế, chính sách cho CBCC chuyên trách CNTT tham gia thi tuyển các chứng chỉ chuyên môn về CNTT của các tổ chức quốc tế về CNTT; cải thiện và nâng cao chính sách hỗ trợ cho CBCC chuyên trách CNTT.
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý CNTT cho đội ngũ lãnh đạo (CIO) các đơn vị cấp tỉnh và huyện.
- Tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng ứng dụng và khai thác CNTT cho CBCC trong các cơ quan nhà nước. Xây dựng và thực hiện chương trình gửi cán bộ đi đào tạo chuyên ngành CNTT.
- Có cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao về làm việc tại các cơ quan, đơn vị của tỉnh.
- Xây dựng cho Trung tâm CNTT-TT tỉnh một đội ngũ cán bộ CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu phát triển CNTT của tỉnh. Tạo điều kiện hỗ trợ Trung tâm Dạy nghề tại các huyện mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT.
b) Mở rộng quy mô, hình thức, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực CNTT
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập cơ sở đào tạo CNTT, nhằm đáp ứng các nhu cầu nâng cao nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo liên thông các trình độ về CNTT.
- Phát triển các mô hình, hình thức phối hợp, hợp tác và hỗ trợ đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu của xã hội.
- Khuyến khích sinh viên trong tỉnh tham gia các khóa đào tạo và thi tuyển các chứng chỉ chuyên môn về CNTT của các tổ chức quốc tế về CNTT và viễn thông.
- Tăng cường xã hội hóa công tác phổ cập tin học cho toàn xã hội. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhân lực CNTT dưới nhiều hình thức.
c) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tạo cơ chế cho phát triển nguồn nhân lực CNTT
- Ưu tiên đầu tư ngân sách cho đào tạo nhân lực CNTT, điện tử và viễn thông. Sử dụng ngân sách nhà nước hàng năm chi thực hiện các nhiệm vụ KHCN và CNTT để triển khai các nghiên cứu và triển khai ứng dụng về CNTT.
- Có chính sách cho các cơ sở đào tạo được hưởng ưu đãi trong đào tạo CNTT. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho một số cơ sở đào tạo trọng điểm về CNTT, điện tử và cho các cơ sở giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo và những vùng đặc biệt khó khăn.
- Có chính sách hỗ trợ máy vi tính cho các xã vùng sâu, vùng khó khăn để phục vụ cho việc triển khai chương trình “một cửa điện tử liên thông” và kết nối mạng LAN của huyện. Khuyến khích các nhà sản xuất cung cấp máy tính với giá ưu đãi cho giáo viên, sinh viên và học sinh. Ban hành chính sách hỗ trợ cho giáo viên, sinh viên vay tiền mua máy tính.
1.2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
a) Xây dựng, hoàn thiện và ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy để tạo khung pháp lý:
- Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, khung kiến trúc, an ninh, an toàn, bảo mật;
- Các quy định, quy chế sử dụng, vận hành hạ tầng CNTT, cơ sở dữ liệu và các hệ thống thông tin.
b) Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và an toàn thông tin phục vụ ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước:
- Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng, trang thiết bị trong hệ thống cơ quan nhà nước (3 cấp).
- Duy trì sự hoạt động ổn định, thông suốt và phát triển Trung tâm Tích hợp dữ liệu, mạng WAN của UBND tỉnh; củng cố các mạng LAN hiện có.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo đảm công tác ứng cứu khẩn cấp máy tính, khắc phục, xử lý sự cố máy tính, mạng máy tính trong hoạt động cơ quan nhà nước.
- Xây dựng giải pháp bảo mật cho hệ thống thông tin toàn tỉnh để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
- Phát triển hạ tầng truyền thông: Triển khai kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng đến cấp xã.
c) Cải tiến quy trình, các thủ tục và chuẩn hóa nghiệp vụ, gắn cải cách hành chính với ứng dụng CNTT theo chuẩn ISO:
- Hoàn chỉnh môi trường pháp lý (các quy định, định mức về CNTT) phục vụ sự chỉ đạo, điều hành thống nhất tại địa phương.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu pháp lý hoàn chỉnh, thống nhất, tích hợp thông tin giữa cơ quan Nhà nước của Đảng và Chính quyền cấp tỉnh, huyện.
d) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành và quản lý:
- Đảm bảo cung cấp hộp thư điện tử cho công chức hành chính từ tỉnh đến cấp huyện, xã. Duy trì, vận hành ổn định, bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thư điện tử công vụ. Tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử của tỉnh trong công việc.
- Đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm dùng chung phục vụ công tác điều hành tác nghiệp và quản lý hồ sơ công việc.
- Tăng cường sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đảm bảo hoạt động chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh tiết kiệm, hiệu quả. Mở rộng triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến phục vụ các cuộc họp giữa các Bộ, ngành Trung ương với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, giữa các Sở, ban, ngành cấp tỉnh với các đơn vị trực thuộc cấp huyện.
- Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo điều hành của tỉnh và huyện.
đ)Tiếp tục triển khai một số đề án, dự án đặc thù ngành, các ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của từng cơ quan:
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong một số ngành trọng điểm, như: Giáo dục và Đào tạo (Hệ thống thông tin ngành giáo dục, Giáo án điện tử); Y tế (Hệ thống phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện, hệ thống khám chữa bệnh từ xa); Tài nguyên và Môi trường (Hệ thống GIS); Xây dựng.
- Xây dựng, hoàn thiện, triển khai sử dụng các phần mềm ứng dụng chuyên ngành, hệ thống CSDL chuyên ngành về dân cư, tài chính, thương mại, công nghiệp, tài nguyên môi trường, y tế, giáo dục, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo,… phục vụ quản lý nhà nước.
- Triển khai Hệ thống một cửa điện tử liên thông đến 100% các huyện, thị xã, thành phố và một số Sở, ban, ngành; đáp ứng nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính giữa cơ quan hành chính và các tổ chức cá nhân trong tỉnh, đảm bảo giải quyết 100% hồ sơ, thủ tục hành chính không để tồn đọng. Xong trong năm 2013.
1.3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
Thực hiện các nội dung công việc của Chính quyền điện tử, như:
- Tăng cường hoạt động Cổng thông tin điện tử tỉnh để các thông tin của tỉnh được công khai lên mạng và cung cấp, phục vụ người dân và doanh nghiệp các tiện ích như: thủ tục hành chính, giao lưu trực tuyến, hỏi - đáp, các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
- Hình thành thêm các nhóm dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 (Đăng ký tạm trú, tạm vắng; Thủ tục tuyển dụng CBCC; Cấp chứng chỉ hành nghề y, dược; các thủ tục cấp giấy chứng nhận;...); trên cơ sở đó, sẽ phát triển lên mức độ 4.
- Triển khai phát triển ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa ở đơn vị cấp huyện, thị, thành phố, kết nối liên thông giữa các đơn vị liên quan trong quá trình xử lý hồ sơ tại bộ phận một cửa nhằm cung cấp cho người dân kênh thông tin về quy trình, hồ sơ thủ tục hành chính; thực hiện hỏi đáp, tra cứu trạng thái hồ sơ hành chính, gửi hồ sơ điện tử qua mạng, giảm bớt thời gian đi lại của công dân tới cơ quan hành chính.
- Triển khai các hệ thống thông tin điện tử: thuế điện tử, hải quan điện tử, hệ thống sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử, bệnh án và khám chữa bệnh điện tử, công tác cấp và quản lý chứng minh nhân dân bằng hệ thống điện tử, đấu thầu điện tử,... Xây dựng phát triển hệ thống CSDL thiết yếu quản lý tài nguyên, môi trường, CSDL công nghệ GIS,... nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT phục vụ quản lý nhà nước đồng thời cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp.
1.4. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hạ tầng CNTT: trang bị máy tính, thiết lập mạng cục bộ LAN, kết nối Internet, đào tạo nguồn nhân lực,... Tăng cường ứng dụng các phần mềm phục vụ điều hành tác nghiệp, thay đổi chất lượng quản lý nội tại, nâng cao năng lực điều hành, tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phân tích quản trị,...
- Xây dựng hệ thống thương mại điện tử (E- commerce), giúp doanh nghiệp tiếp cận và tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh.
- Nghiên cứu, lựa chọn các phần mềm có tính ứng dụng thực tiễn cao, thực hiện thí điểm tại một số doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ứng dụng phần mềm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Giới thiệu những giải pháp cho doanh nghiệp như: Sử dụng Chữ ký số trong giao dịch điện tử; Phần mềm quản lý công việc; Hệ điều hành tác nghiệp;…
1.5. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT cho các tầng lớp nhân dân
- Tuyên truyền, phổ biến những chính sách, quy định của nhà nước và kiến thức CNTT đến các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội.
 - Phổ cập các dịch vụ viễn thông, truy cập Internet về vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Có chính sách hỗ trợ và duy trì hoạt động cho các điểm Bưu điện văn hóa xã; đầu tư các điểm truy cập Internet công cộng phục vụ nhân dân tại các điểm Bưu điện văn hóa xã. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân những vùng khó khăn trang bị máy vi tính. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các thông tin trong lĩnh vực CNTT-TT, thúc đẩy phát triển xã hội thông tin và kinh tế tri thức.
1.6. Phát triển công nghiệp CNTT
- Đẩy mạnh triển khai các nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch số 3560/KH-UBND ngày 29/7/2011 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số năm 2012 tỉnh Bình Thuận; Báo cáo số 37/BC-UBND ngày 30/03/2009 về tổng quát Dự án Quy hoạch khu công nghệ thông tin tập trung tỉnh Bình Thuận.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để đưa Khu CNTT tập trung Bình Thuận vào Quy hoạch các khu CNTT tập trung cả nước đến năm 2020. Xây dựng Khu CNTT tập trung Bình Thuận gắn với việc hình thành các khu công nghiệp của tỉnh để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, chất lượng cao để phát triển công nghiệp CNTT. Xây dựng chính sách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các tập đoàn, các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp phần cứng, phần mềm và nội dung số.
- Triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, các triển lãm, hội thảo, hội nghị về CNTT. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, nâng cao, chuyên sâu về các kỹ năng chuyên môn, công nghệ mới về công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số như: các khoá đào tạo liên quan về quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm, nội dung thông tin số (phân tích, thiết kế, quản trị dự án, cải tiến quy trình, quản lý rủi ro, kỹ năng kinh doanh); các khoá đào tạo công nghệ mới, kiến thức cập nhật, nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan tới công nghiệp phần mềm, nội dung số; áp dụng các quy trình quản lý sản xuất tiên tiến (CMM, CMMI, ISO);... Hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT xây dựng thương hiệu, xây dựng tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Có cơ chế ưu tiên cho các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia thực hiện các dự án CNTT-TT lớn tại địa phương.
- Tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ quản lý Nhà nước về Công nghiệp CNTT; các khóa đào tạo chuyên ngành phục vụ phát triển phần mềm và nội dung số. Chuyển đổi sử dụng từ phần mềm nguồn đóng sang phần mềm nguồn mở cho một số phần mềm trong danh mục các phần mềm mã nguồn mở được khuyến khích sử dụng. Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và triển khai một số dự án, sản phẩm CNTT trọng điểm: Hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý và phát triển KT-XH tỉnh; cổng thông tin điện tử tỉnh với các dịch vụ hành chính công phục vụ người dân và doanh nghiệp; dự án phát triển các hệ thống phần mềm mã nguồn mở,...
- Công khai minh bạch các dự án CNTT của Nhà nước, hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm trong việc tiếp cận các thông tin về dự án và thị trường ứng dụng CNTT. Triển khai các chương trình, dự án nhằm kích cầu thị trường, giảm khoảng cách số, tạo thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ nội dung số.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho Trung tâm CNTT&TT tỉnh phát triển trong lĩnh vực công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghiệp phần mềm và nội dung số.
 
2. Giải pháp
2.1. Công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo để nâng cao trách nhiệm cho các cơ quan, doanh nghiệp và người dân về mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT.
- Nâng cao tính văn hóa trong khai thác và sử dụng CNTT-TT từ gia đình đến nhà trường, xã hội nhằm hướng tới các ứng dụng lành mạnh, thiết thực, hiệu quả, góp phần hình thành xã hội văn minh, bảo đảm an toàn, an ninh cho mọi người sử dụng CNTT-TT.
2.2. Xây dựng và hoàn thiện thể chế
- Xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động đầu tư vào CNTT-TT.
- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam trong các dự án ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các chính sách hỗ trợ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ CNTT cho các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và các đối tượng chính sách xã hội khác.
- Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT có trình độ kỹ thuật cao về tỉnh làm việc, có cơ chế đãi ngộ, hỗ trợ cho cán bộ, công chức chuyên trách CNTT.
2.3. Giải pháp tài chính
Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động CNTT&TT, bao gồm:
- Vốn ngân sách nhà nước chủ yếu dành để đầu tư cho các dự án, chương trình CNTT phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước; dự án quy hoạch phát triển CNTT; hỗ trợ xây dựng hạ tầng khu CNTT tập trung; đào tạo nhân lực CNTT; hỗ trợ cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công để hỗ trợ người nghèo, vùng khó khăn. Vì vậy, trong kế hoạch ngân sách hàng năm của tỉnh phải đảm bảo bố trí đủ kinh phí cho ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Các nguồn vốn doanh nghiệp và xã hội: huy động vốn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng, ứng dụng CNTT, công nghiệp CNTT, đào tạo nguồn nhân lực CNTT,...
- Tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ và các nguồn vốn tài trợ khác.
2.4. Đầu tư đột phá có trọng tâm, trọng điểm
- Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác để đẩy mạnh việc đầu tư cho các chương trình, dự án ứng dụng và phát triển CNTT một cách có trọng điểm, có tính đột phá theo các lĩnh vực phù hợp với tỉnh.
- Chú trọng đầu tư xây dựng Trung tâm CNTT&TT tỉnh hiện đại, các dự án đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, triển khai các dự án Chính phủ điện tử.
 
 
 
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.
 
Hội tin học xin đề nghị:
- Thực hiện Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-1015, Bình Thuận đã xây dựng các chương trình, mục tiêu về ứng dụng và phát triển CNTT từ nay đến năm 2020, tuy nhiên do nguồn kinh phí của địa phương còn hạn chế, đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ TT&TT, UBND tỉnh Bình thuận có cơ chế hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện các chương trình, dự án.
- Hỗ trợ tỉnh đào tạo các chuyên gia chiến lược cũng như các nhà quản lý về CNTT.
- Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và quy trình tin học hóa các dịch vụ hành chính công thuộc Đề án 30; cải thiện cơ chế, chính sách tài chính như ban hành mục chi CNTT, quy định chi từ 1-1,5% tổng chi ngân sách hàng năm dành cho ứng dụng và phát triển CNTT; đầu tư có chiến lược, trọng điểm, tránh dàn trải.
- Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, Bộ TT&TT, UBND tỉnh Bình thuận đề xuất Chính phủ giành ưu tiên đặc biệt cho CNTT, tạo cơ chế chính sách ưu đãi cao hơn nữa cho CNTT".
 
Xây dựng Chính quyền điện tử ở các cấp; Sớm đưa Việt Nam trở thành một nước mạnh về CNTT đang là hướng đi của cả nước hiện nay. Hướng tới một chính quyền điện tử ở Bình thuận cũng đang là một công việc cấp bách và đang được quan tâm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân Bình thuận./.
 
                             HỘI TIN HỌC TỈNH BÌNH THUẬN

 

 

 




Các bài viết cùng loại:







 
 
 
 
 
 
Trang: 
/